THPT Định Hóa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
THPT Định Hóa

Diễn đàn học sinh trường THPT Định Hóa
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Kiến thức hóa học 8 cơ bản

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyễn Viết Tuân
Thành Viên Mới
Nguyễn Viết Tuân


Tổng số bài gửi : 23
Điểm diễn đàn : 1000000049
Join date : 05/08/2009
Age : 29
Đến từ : 10a1 THPT Định Hóa

Kiến thức hóa học 8 cơ bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Kiến thức hóa học 8 cơ bản   Kiến thức hóa học 8 cơ bản EmptyMon Aug 10, 2009 8:41 am



Nguyên tử
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia về mặt hoá học, tham gia tạo thành phân tử.
Nguyên tử là một hệ trung hoà điện gồm:
- Hạt nhân tích điện dương ở tâm nguyên tử.
- Các electron mang điện tích dương âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

Nguyên tố hoá học

Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có điện tích hạt nhân bằng nhau

Phân tử

Phân tử là hạt nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập và còn mang những tính chất hoá học cơ bản của chất đó


Đơn chất

Đơn chất là chất tạo thành từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: O2, H2, Cl2, ...

Một nguyên tố hoá học có thể tạo thành một số dạng đơn chất khác nhau gọi là các dạng thù hình của nguyên tố đó.

Hợp chất

Hợp chất là chất cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên tử hoá học


Nguyên tử khối

Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C).


Phân tử khối

Phân tử khối (PTK) là khối lượng của một phân tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C).

Mol

Mol là lượng chất chứa hạt đơn vị (nguyên tử, phân tử, ion, electron, ...)

- Số 6,02. được gọi là số Avôgađrô và ký hiệu là N (N = 6,02.). Như vậy:

1 mol nguyên tử Na chứa N nguyên tử Na.

1 mol phân tử H2SO4 chứa N phân tử H2SO4

1 mol ion OH- chứa N ion OH-.

- Khối lượng của 1 mol chất tính ra gam được gọi là khối lượng mol của chất đó và ký hiệu là M.

Khi nói về mol và khối lượng mol cần chỉ rõ của loại hạt nào, nguyên tử, phân tử, ion, electron... Ví dụ:

- Khối lượng mol nguyên tử oxi (O) bằng 16g, nhưng khối lượng mol phân tử oxi (O2) bằng 32g.

Như vậy khái niệm nguyên tử gam, phân tử gam chỉ là những trường hợp cụ thể của khái niệm khối lượng mol.

- Cách tính số mol chất.

Số mol n của chất liên hệ với khối lượng a (tính ra gam) và khối lượng mol M của chất đó bằng công thức:
n= m/M



+ Đối với hỗn hợp các chất, lúc đó n là tổng số mol các chất, a là tổng khối lượng hỗn hợp và M trở thành khối lượng mol trung bình M, (viết tắt là khối lượng mol trung bình).

+ Đối với chất khí, n được tính bằng công thức:

n = V/22,4
Trong đó, Vlà thể tích của chất khí hay hỗn hợp khí đo ở đktc (00C, 1 atm).


Về Đầu Trang Go down
http://www.thptdinhhoa.forumvi.net
 
Kiến thức hóa học 8 cơ bản
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 1 bài bất đẳng thức!!
» Bất đẳng thức:D
» Bất đẳng thức Bunhiacopsky:D
» Phân tích đa thức thành nhân tử
» 1 cách sử dụng hằng đẳng thức:D

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Định Hóa :: Dành cho học sinh THCS :: Hóa Học :: Hóa Học Vô Cơ-
Chuyển đến